Nhà lắp ghép thông minh zamin steel

Zaminsteel là công ty chuyên thiết kế sản xuất và thi công nhà lắp ghép thông minh uy tín chất lượng trên thị trường. Các sản phẩm nhà lắp ghép của Zaminsteel luôn chất lượng và giá tốt nhất hiện nay. Hãy liên hệ qua hotline:0908.624.368

Nhà lắp ghép thông minh là gì

Nhà lắp ghép thông minh là mô hình nhà hiện đại đang được ưa chuộng hiện nay. Bạn đang cần tìm một ngôi nhà tràn ngập ánh sáng, gần gũi với thiên nhiên? Vậy thì đừng bỏ qua nhà lắp ghép thông minh. Đó là sự kết hợp hoàn hảo giữa kiến trúc hiện đại với sự thuận tiện, thoải mái. Được đánh giá cao so với những kiểu nhà khác trong ngành, nhà lắp ghép đang được mọi người đặc biệt ưu chuộng. Vậy bạn có muốn tìm hiểu thêm về hình thức nhà mới này? Tìm hiểu ngày bài viết này nhé.

Bài viết bản quyền của Zaminsteel.com các bạn muốn biết thêm thông tin hãy liên hệ: Zaminsteel.com – 0908.624.368

Nhà lắp ghép thông minh là gì?.

Nhà lắp ghép thông minh có tên tiếng Anh là Prefabricated home là loại nhà được ghép lại từ nhiều bộ phận riêng lẻ. Các cấu trúc, phụ kiện như cột, dầm, tường, mái, cửa sổ,…. Đều được sản xuất trực tiếp tại nhà máy theo kích cỡ và kiểu dáng nhất định.

  • Thường các kích cỡ và kiểu dáng của từng thanh phần chia thành những mảng, tấm lớn. Đây còn được gọi là nhà ghép panel. Sau khi được sản xuất xong, công nhân sẽ vận chuyển đến nơi khách hàng. Dựa vào những yêu cầu và bản thiết kế từ trước, tiến hành lắp ghép nhà ghép panel. Tất cả những bộ phận đó được liên kết với nhau bằng vít và bu lông.
  • Với kiểu nhà lắp ghép thông minh, bạn sẽ không tốn quá nhiều thời gian và tiền bạc. Thường thời gian thi cống sẽ rất nhanh. Không những thế, diện tích xây và chuẩn bị lại không cần quá nhiều, linh hạt tùy vào mục đích của bạn.
Nhà lắp ghép đẹp của tỷ phú Elon Musk
Nhà lắp ghép đẹp của tỷ phú Elon Musk

Các thành phần cấu tạo của nhà ghép panel

  • Khung cột, kèo và xà gồ từ thép và hộp mạ kẽm
  • Hai mặt bằng toner dùng như tấm che và có các vách ngăn được làm bằng xốp
  • Tôn được dùng là nguyên liệu có độ dày và chống chịu rét tốt
  • Người dùng không cần lo lắng vì có giằng chống bão đảm bảo an toàn
  • Cửa sổ và cửa chính làm bằng nhôm/thép/ panel
  • Đặc điểm của các loại nhà lắp ghép thông minh
    • Đặc điểm dễ thấy nhất của nhà lắp ghép thông minh là chúng được ứng dụng nhiều ở trong các mô hình nhà xưởng. Nhà điều hành hoặc các khu du lịch bởi vì tính năng tiện lợi của chúng. Nhà lắp ghép thông minh có đặc điểm là chi phí thi công và thiết kế rẻ cũng như là thời gian thi công nhanh. Tiện lợi trong quá trình sử dụng và nó được ứng dụng nhiều trong mọi mặt cuộc sống của chúng ta hiện nay.
    • Trong vài năm gần đây không chỉ ứng dụng nhiều ở trong các công trình dân sự. Các công trình nhà điều hành, nhà dân dụng máy. Nhà lắp ghép còn được ứng dụng nhiều ở các khu du lịch tạo nên vẻ đẹp cũng như sự tiện lợi và những trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng
    • https://zaminsteel.com/chi-tiet-san-pham/xay-dung-nha-xuong-nha-thep-tien-che/

    • Ưu nhược điểm của nhà lắp ghép thông minh.

    Ưu điểm của nhà lắp ghép thông minh

  • Để nói về ưu điểm của nhà lắp ghép thông minh đầu tiên chúng ta phải nói đến chi phí đầu tư giá rẻ và tiết kiệm. So với nhà xây dựng truyền thống thì nhà lắp ghép thông minh chúng ta sẽ chỉ cần phải đầu tư ra số tiền vừa phải. Để có thể sở hữu được một căn nhà lắp ghép. Không giống như những ngôi nhà xây bằng bê tông sắt thép kiên cố. Hầu hết các ngôi nhà lắp ghép được thiết kế bởi các thành phần chính là sắt thép. Như tấm bê tông bởi vậy chi phí thiết kế cũng như thi công xây dựng nhà lắp ghép thông minh thường rất tiết kiệm.
  • Nhà lắp ghép thông minh chúng còn có thể được di chuyển từ nơi này sang đời khác một cách rất dễ dàng. Các nhà kho hay nhà điều hành thường hay được sử dụng nhà lắp ghép. Bởi vì đặc tính dễ dàng di chuyển của chúng. Bạn có thể dễ dàng di chuyển từ khu vực này sang khu vực khác một cách rất dễ dàng và tiện lợi. Do các thành phần xây dựng đến nhà lắp ghép được thiết kế để có thể tháo rời cho nên việc vận chuyển không hề khó khăn.
  • Nhà lắp ghép thông minh có thể dễ dàng lắp đặt nhanh chóng không giống như những ngôi nhà được xây bằng bê tông cốt thép. Nhà lắp ghép thường là những ngôi nhà đã được thiết kế hoàn thiện sẵn ở các xưởng gia công. Chúng sẽ được chuyển từng mảnh đến khu thì công việc thi công lắp đặt nhà lắp ghép vô cùng đơn giản. Thường thì chúng ta sẽ mất từ 7 ngày đến 14 ngày để có thể hoàn thành một ngôi nhà lắp ghép. Có thể thấy là thời gian hoàn thành nhà lắp khép nhanh hơn rất nhiều so với những ngôi nhà truyền thống khác.

Nhược điểm của nhà lắp ghép thông minh

Cũng giống như tất cả các sản phẩm khác dù hoàn hảo đến mấy. Thì nhà lắp ghép thông minh cũng sẽ có những nhược điểm của mình. Sau đây thì Zaminsteel sẽ chỉ các bạn những nhược điểm của nhà lắp ghép thông minh

  • Đầu tiên là tuổi thọ có giới hạn tuy là một sản phẩm thiết kế hiện đại cũng như là được làm từ những vật liệu vô cùng tốt. Thế nhưng nhà lắp ghép sẽ chỉ có tuổi thọ từ 60 cho đến 70 năm với vật liệu cao cấp. Còn với những ngôi nhà có chi phí lắp đặt và chất lượng kém hơn thì tuổi thọ có thể từ 30 đến 45 năm. So với nhà truyền thống thì tuổi thọ của nhà lắp ghép có phần ít hơn.
  • Nhà lắp ghép có thể dễ dàng di chuyển từ khu vực này sang khu vực khác tuy nhiên là nó cũng giới hạn về số lượng lần di chuyển. Thường thì với một ngôi nhà lắp ghép các bạn có thể di chuyển tối đa được năm lần. So với những vật liệu cao cấp hơn thì các bạn có thể di chuyển được số lần nhiều hơn.Điều này cho thấy là việc dịch chuyển các ngôi nhà lắp ghép cũng có giới hạn về số lần di chuyển. Cho nên các bạn cần đặc biệt chú ý khi mà muốn dịch chuyển một cái nhà lắp ghép đi đâu đó.
  • Cần phải bảo hành bảo trì thường xuyên, với những ngôi nhà lắp ghép thì việc bảo trì lại ngôi nhà là một phần rất quan trọng. Do là được cấu thành từ những vật liệu lắp ghép cho nên ngôi nhà, cần thường xuyên được bảo trì để đảm bảo được độ vững chắc và tăng độ bền. Các bạn cần phải thực hiện định kỳ 5 đến 10 năm một lần sơn và bảo dưỡng định kỳ lại ngôi nhà sẽ làm cho ngôi nhà trở nên bền hơn.

Nhà lắp ghép thông minh có những loại nào?

  • Hiện nay mô hình này có đa dạng các loại hình khác nhau. Tuy nhiên trong đó có 3 loại hình phổ biến nhất mà bạn có thể tham khảo để chọn được cho gia đình mình loại hình phù hợp, an toàn và chất lượng nhất đó là: nhà lắp ghép bằng tấm bê tông siêu nhẹ; nhà lắp ghép bằng khung thép và nhà lắp ghép toàn phần.

Nhà lắp ghép bằng tấm bê tông siêu nhẹ

  • Có thể nói thì đây là mô hình được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Đặc điểm chung của nó là vẫn sử dụng móng, đổ cột và xây tường như bình thường. Tuy nhiên điểm khác biệt ở đây là không đổ trần bằng bê tông truyền thống nữa mà thay vào đó là đổ trần bằng bê tông siêu nhẹ. Hay nói cho dễ hiểu là làm trần bằng bằng bê tông nhẹ lắp ghép.
  • Do đó sau khi đã hoàn thiện tường, giằng thì người thi công tiến hành ghép trần. Để ghép được chắc chắn thì cần đến một hệ dầm chịu lực để các tấm bê tông nhẹ được vững chắc hơn. Sau đó cần đan thêm 1 lớp lưới thép ở trên để mặt trần được cố định rồi đổ bê tông lên trên dày khoảng 4cm.
  • Cách xây dựng này được đánh giá là khá tối ưu. Vừa mang đến cho gia chủ độ bền cao, chất lượng tốt mà còn giúp tiết kiệm thời gian. Do trần lắp ghép không cần chờ khô như trần truyền thống. Thêm vào đó trọng lượng trần cũng giảm đi đáng kể.
  • Nhà lắp ghép bằng khung thép – sàn bê tông nhẹ

    • Đặc trưng của cách xây dựng nhà lắp ghép thông minh này chính là thay vì việc đổ bê tông làm tường, làm cột thì sẽ sử dụng thép tiền chế. Sau đó thực hiện liên kết lại với nhau bằng các loại bulong lớn. Trần không đổ bằng bê tông truyền thống mà sử dụng vật liệu sàn bê tông nhẹ. Tuy nhiên gia chủ cũng có thể lựa chọn xây tường theo cách truyền thống. Mô hình này mang đến nhiều ưu điểm vượt trội như:
    • Tiết kiệm thời gian thi công: Quá trình làm móng song song với việc chế tạo khung thép. Khi móng xong thì phần khung cũng đã xong. Chỉ chờ mang đến công trường lắp ghép. Sau đó tiến hành xây tường, làm trần.
    • Giảm được tối đa trọng tải công trình: Dù cho khung thép đã khá dày dặn nhưng chắc chắn vẫn nhẹ hơn nhà truyền thống. Hơn nữa việc làm sàn bằng bê tông nhẹ (Sàn Deck) cũng nhẹ hơn nhiều so với sàn bê tông truyền thống.

     

  • Nhà lắp ghép toàn phần
  • Kiểu nhà lắp ghép vật liệu nhẹ này sẽ được xây dựng giống cách xây nhà truyền thống ở phần đổ móng. Còn lại tất cả các công đoạn đều được thực hiện bằng việc lắp ghép. Phù hợp với những công trình cần cải tạo, nâng cấp nhưng mong muốn tiết kiệm thời gian cũng như hạn chế được phế thải gây ô nhiễm môi trường. Cụ thể như:
  • Thay bằng việc đổ cột bê tông thì sẽ thay thế bằng lắp ghép khung thép tiền chế
  • Thay vì việc xây tường thì sẽ làm bằng các tấm tường bê tông siêu nhẹ
  • Không thực hiện đổ trần theo cách truyền thống mà làm sàn bê tông siêu nhẹ

 

Quy trình thi công nhà lắp ghép đúng chuẩn

Việc nắm bắt rõ quy trình thi công nhà lắp ghép từ những bước đầu tiên. Chắc chắn sẽ giúp bạn có được những sản phẩm nhà ở chất lượng nhất. Dưới đây là các bước thi công nhà lắp ghép chi tiết. Kính mời quý khách hàng cùng tham khảo:

  • Bước 1: Thi công phần móng và xác định – lắp đặt hệ thống bu lông chờ

Một trong những ưu điểm nổi bật khi bạn chọn thi công nhà ở lắp ghép. Đó chính là khả năng thích ứng được với mọi loại địa hình. Với mỗi một khu vực lắp đặt khác nhau, đội ngũ thiết kế và thi công nhà lắp ghép của bạn sẽ có giải pháp xây dựng phần nền móng phù hợp cho loại đất đó, như: Móng đơn; Móng băng; Móng cọc…

Với những khu vực đất nền yếu, đội ngũ thi công sẽ cân nhắc sử dụng những mẫu nhà lắp ghép. Có tải trọng nhẹ nên khách hàng hoàn toàn không cần phải lo nhà của mình sẽ bị lún về sau.

Ở một số mẫu nhà lắp ghép đặc thù, trước khi đổ bê tông làm móng, ta cần xác định vị trí chính xác của các bu lông và để ở chế độ chờ. Để thực hiện lắp ghép hệ thống cột thép sau này.

 Sản xuất hoàn thiện các cấu kiện của nhà lắp ghép tại xưởng

Không giống như khi xây dựng nhà truyền thống. Trước khi thi công lắp đặt nhà lắp ghép, mọi cấu kiện của ngôi nhà đều phải được sản xuất hoàn thiện tại nhà xưởng.

Bởi ở mẫu nhà này, chúng ta sẽ hoàn toàn sử dụng các cấu kiện có sẵn để lắp ghép với nhau. Do đó, việc sản xuất các cấu kiện cũng cần phải đảm bảo tính kỹ thuật 100%. Và được thực hiện tại các đơn vị có xưởng sản xuất chuyên nghiệp với hệ thống máy móc hiện đại chứ không thể làm thủ công được.

Bước này sẽ được thực hiện song song với bước 1. Do việc xây dựng nền móng chủ yếu là đổ bê tông, nên chúng ta vẫn cần có thời gian để bê tông nghỉ và đạt chuẩn. Đảm bảo an toàn cho công trình trong quá trình lắp ghép cũng như sử dụng sau này.

  • Bước 3: Lắp dựng khung trong quá trình thi công nhà lắp ghép

Sau khi các kết cấu của ngôi nhà được hoàn thiện. Dựa vào bản vẽ thiết kế, các kiến trúc sư và đội ngũ thợ thi công nhà lắp ghép sẽ tiến hành lắp dựng khung kết cấu của ngôi nhà.

Thông thường việc lắp đặt này sẽ được thực hiện bằng cẩu. Sau đó được liên kết với nhau bằng hệ thống ốc vít, bu lông để định hình khung nhà một cách chắc chắn nhất.

  • Bước 4: Lắp đặt hệ thống tường, vách, mái của nhà lắp ghép

Sau khi hệ thống trụ chính và khung nhà đã được định hình chắc chắn. Đội thợ thi công nhà lắp ghép sẽ tiến hành lắp ráp tường, vách và mái vào khung thép của ngôi nhà.

Địa chỉ thi công nhà lắp ghép uy tín: ZAMINSTEEL-0908.624.368

Bước 5: Lắp đặt hệ thống cửa chính, cửa sổ của nhà lắp ghép

Bước tiếp theo trong quy trình thi công nhà lắp ghép chính là việc lắp đặt hệ thống cửa chính và cửa sổ vào khuôn.

Công đoạn này nghe có vẻ đơn giản nhưng lại thực sự quan trọng. Đòi hỏi người thợ lắp ráp phải có kinh nghiệm và tay nghề cao. Bởi, hệ thống khung cửa sau khi được gắn vào tường phải có độ chuẩn xác gần như tuyệt đối. Cả về kích thước và hình dáng, nhằm đảm bảo cho cánh cửa được lắp ghép một cách dễ dàng.

Xây dựng nhà xưởng công nghiệp tiền chế | Zamin Steel

Để nền nhà có khả năng thoát nước tốt. Khi lát nền cho nhà lắp ghép, khách hàng và đội thợ thi công. Nên tạo góc nghiêng từ 3 – 10 độ cho nền nhà của mình.

  • Bước 7: Một số công đoạn hoàn thiện cuối cùng

Các công đoạn hoàn thiện cuối cùng khi thi công nhà lắp ghép cũng tương tự như khi chúng ta xây dựng những mẫu nhà ở truyền thống. Đó là, lắp đặt hệ thống thông gió, chống nóng, chống sét, điện nước và thiết bị vệ sinh…

  • Bước 8: Nghiệm thu công trình nhà lắp ghép

Để đánh giá được một quy trình thi công nhà lắp ghép chất lượng hay không. Khách hàng nên đặc biệt quan tâm tới quá trình nghiệm thu công trình của mình.

Trước khi nghiệm thu, căn nhà cần được vệ sinh sạch sẽ. Tiếp đó, bạn nên kiểm tra kỹ mái nhà. Xem có bị dột hay không, tường và vách có kín gió, nền nhà có ráo nước.

Vào những ngày thời tiết mưa hoặc nắng, bạn hãy kiểm tra khả năng cách âm, cách nhiệt của ngôi nhà. Rồi căn cứ vào đó để tiến hành yêu cầu đơn vị thi công sửa chữa nếu cần thiết.

Khi sử dụng nhà lắp ghép, bạn cũng cần lưu ý, tuyệt đối không được sử dụng vật nhọn. Hoặc tác động lực lớn vào vách và cửa của ngôi nhà, đồng thời tránh xa.

Giá nhà lắp ghép thông minh bao nhiêu 1m2

Giá nhà lắp ghép thông thường sẽ tính trên đơn vị mét vuông. Giá nhà lắp ghép chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như quy mô, vật liệu, đơn vị thi công… Do đó, dưới đây ZAMIN STEEL xin phép báo giá. Thi công nhà bê tông nhẹ lắp ghép cho nhà lắp ghép.

  • Mức giá nhà lắp ghép khung trọn gói dao động từ 2.400.00 – 3.500.000đ/m2, tùy thuộc vào đặc điểm của từng công trình.

Mời các bạn xem thêm các bài viết hay về nhà thép tiền chế zaminsteel

Thiết kế nhà xưởng công nghiệp

Xây Dựng nhà xưởng

Xây dựng nhà xưởng công nghiệp

Nhà thép tiền chế

Nhà tiền chế cấp 4

Nhà thép tiền chế giá rẻ

Nhà lắp ghép giá rẻ

Nhà lắp ghép đẹp

Nhà thép tiền chế tại Đà Nẵng

https://zaminsteel.com/chi-tiet-san-pham/xay-dung-nha-xuong-nha-thep-tien-che/

zamin
Zamin Steel có kinh nghiệm trên 20 năm trong lĩnh vực xây dựng nhà thép tiền chế và xây dựng nhà xưởng
+ Giải pháp thiết kế chuyên nghiệp và tối ưu chi phí
+ Sản phẩm thi công chất lượng bảo hành 2 năm
+ Thiết kế được các dạng kết cấu đặc biệt phức tạp
+ Thẩm tra thiết kế
+ Gia công lắp dựng nhà thép tiền chế
+ Liên hệ để được tư vấn: 0908.624.368
Chia sẻ hữu ích