TCVN 5574:2018 là tiêu chuẩn kỹ thuật Việt Nam đề cập đến kết cấu của công trình xây dựng. Hướng dẫn chi tiết tính toán theo tiêu chuẩn này có thể phức tạp và yêu cầu kiến thức chuyên sâu về kỹ thuật xây dựng. Dưới đây là một hướng dẫn cơ bản về quy trình tính kết cấu theo TCVN 5574:2018 bạn có thể tham khảo.
Tuy nhiên để thiết kế chính xác công trình đảm bảo an toàn đòi hỏi bạn phải đọc và am hiểu về tiêu chuẩn. Cũng như các kiến thức chuyên môn liên quan lĩnh vực thiết kế. Tiêu chuẩn áp dụng chỉ là phương pháp và các chỉ dẫn yêu cầu kỹ thuật liên quan. Khi vận dụng vào công việc đòi hỏi bạn phải thật sự am hiểu.
Nếu bạn còn nhiều vấn đề chưa rõ, bạn có thể gọi điện đến 0908.624.368 để được tư vấn thiết kế cụ thể hơn. Đơn giá thiết kế kết cấu chỉ từ 15.000/ m2 rất phù hợp cho bạn.
Trình tự các bước thiết kế theo tiêu chuẩn TCVN 5574:2018
Xác định các thông số đầu vào:
Tải trọng: Xác định tải trọng tác động lên kết cấu bao gồm tải trọng tĩnh và tải trọng động.
Đặc điểm vật liệu: Xác định các thông số vật liệu như độ bền, độ đàn hồi, hệ số an toàn, vv.
Kích thước và hình dạng kết cấu: Xác định kích thước và hình dạng của kết cấu như chiều cao, độ dày, vv.
Lựa chọn phương pháp tính toán:
TCVN 5574:2018 cung cấp nhiều phương pháp tính toán khác nhau dựa trên độ phức tạp và độ chính xác yêu cầu. Lựa chọn phương pháp phù hợp dựa trên mức độ chi tiết và độ tin cậy mong muốn của kết quả tính toán.
Tính toán sức chịu tải của kết cấu:
Dựa trên phương pháp lựa chọn, tính toán sức chịu tải của kết cấu dựa trên các phương trình và công thức được đề cập trong TCVN 5574:2018. Điều này bao gồm tính toán sức chịu tải tĩnh và động cho mọi phần tử kết cấu.
Kiểm tra tính an toàn:
So sánh kết quả tính toán với yêu cầu về an toàn của TCVN 5574:2018. Nếu kết quả tính toán đáp ứng yêu cầu an toàn, kết cấu được coi là an toàn. Ngược lại, cần điều chỉnh kết cấu hoặc áp dụng các biện pháp bổ sung để đảm bảo tính an toàn.
Xem thêm: TCVN 2737:2023
Tiêu chuẩn 5574:2018 có điểm nào mới so với tiêu chuẩn cũ
2.1 Về cấu trúc
Toàn bộ cấu trúc trong tiêu chuẩn mới [2] không giống với cấu trúc của tiêu chuẩn cũ [1], trong đó tách biệt 3 phần riêng cho kết cấu bê tông, bê tông cốt thép không ứng suất trước và bê tông cốt thép ứng suất trước.
Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng dễ dàng hơn. Toàn bộ tiêu chuẩn[2] được chia thành 11 phần và các Phụ lục. Bao gồm Phạm vi áp dụng; Tài liệu viện dẫn; Thuật ngữ, định nghĩa và ký hiệu; Yêu cầu chung đối với kết cấu bê tông và bê tông cốt thép;
Yêu cầu đối với tính toán kết cấu bê tông và bê tông cốt thép; Vật liệu cho kết cấu bê tông và bê tông cốt thép; Kết cấu bê tông; Kết cấu bê tông cốt thép không ứng suất trước; Kết cấu bê tông cốt thép ứng suất trước; Yêu cầu cấu tạo; Yêu cầu đối với khôi phục và gia cường kết cấu bê tông cốt thép;
Tính toán kết cấu bê tông cốt thép chịu mỏi.Ngoài ra, còn có các Phụ lục từ A đến M lần lượt nói về Quan hệ giữa cấp độ bền chịu nén của bê tông với cường độ chịu nén tiêu chuẩn và cường độ chịu nén trung bình; Các biểu đồ biến dạng của bê tông (các biểu đồ biến dạng đầy đủ);
Hướng dẫn áp dụng một số loại cốt thép; Tính toán chi tiết đặt sẵn; Tính toán hệ kết cấu; Tính toán cột tiết diện vành khuyên và tròn; Tính toán chốt bê tông; Tính toán công xôn ngắn; Tính toán kết cấu bán lắp ghép;
Xét đến cốt thép hạn chế biến dạng ngang khi tính toán các cấu kiện chịu nén lệch tâm theo mô hình biến dạng phi tuyến; Độ võng và chuyển vị; Các nhóm chế độ làm việc của cần trục kiểu cầu và cần trục treo.
2.2 Về vật liệu
– Mở rộng phạm vi áp dụng cho bê tông nặng từ B70 đến B100. Thay đổi giá trị của một số hệ
số điều kiện làm việc của bê tông.
– Đối với cốt thép:
+ Sử dụng các tiêu chuẩn thép cốt hiện hành là TCVN 1651:2008 [9] (đối với thép thanh cán nóng trơn CB240-T, CB300-T; có gân (gai) CB300-V, CB400-V và CB500-V), TCVN 6288:1997 [13](đối với dây thép vuốt (kéo) nguội cường độ thấp),
TCVN 6284-2:1997 [10] (đối với dây thép kéo nguội cường độ cao); TCVN 6284-5:1997[12] (đối với thép thanh cán nóng cường độ cao có gân (gai)),TCVN 6284-4:1997 [11] (đối với cáp 7 sợi hoặc 19 sợi). Cần lưu ý là trong [11] “cáp”
được gọi là “dảnh”;
+ Sử dụng chung một hệ số độ tin cậy (an toàn) cho cốt thép là 1,15, thay vì nhiều giá trị như trước đây. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc lập trình cũng như đỡ nhầm lẫn trong sử dụng. Tuy nhiên là hệ số này cao hơn đối với các cốt thép có giới hạn chảy thực tế (trước kia từ
1,05 đến 1,07) và thấp hơn đối với các cốt thép có giới hạn chảy quy ước (trước kia là 1,2) dẫn tới cường độ tính toán của cốt thép giảm xuống đôi chút đối với cốt thép có giới hạn chảy thực tế và cao hơn đôi chút đối với cốt thép có giới hạn chảy quy ước;
– Sự thay đổi đáng kể nằm ở các giá trị của các đặc trưng biến dạng. Trong tiêu chuẩn mới [2] sử dụng biểu đồ biến dạng của bê tông và thép cốt dùng cho tính toán phi tuyến, còn đối với tính toán theo nội lực giới hạn thì có quy định rõ các giá trị biến dạng (kể cả biến dạng giới hạn) của bê tông và thép.
Trong tiêu chuẩn mới [2] sử dụng thuật ngữ “mô hình biến dạng phi tuyến” để chỉ mô hình biến dạng có kể đến tính chất không đàn hồi (đàn – dẻo) của bê tông và cốt thép khi nén và kéo.
Đối với bê tông khi nén, biểu đồ biến dạng đầy đủ dựa trên đường cong biến dạng đầy đủ
của bê tông theo Model Code1990 [7] như trên hình 1 (các ký hiệu đã được thay đổi so với các ký hiệu trong [7]). Biểu đồ biến dạng khi kéo của bê tông cũng lấy như biểu đồ biến dạng khi kéo.
Các bài viết tham khảo về nhà thép tiền chế
- Nhà thép tiền chế giá rẻ
- Thiết kế nhà xưởng
- Xây dựng nhà xưởng tại Đà Nẵng
- Nhà thép tiền chế Đà Nẵng
- Thiết kế kết cấu thép