Hướng dẫn thiết kế liên kết bulong neo móng bằng phương pháp tính toán trực quan sinh động nhất. Như các bạn đã biết bulong neo hay bulong Móng là thành phần không thể thiếu trong nhà thép tiền chế. Bulong Neo dùng để liên kết phần kết cấu móng với cột thép. Bulong neo thường được lắp đặt cùng lúc với móng khi đỗ bê tông móng. Phần tính toán và thiết kế bulong neo, bulong liên kết luôn là phần phức tạp và khó. Đòi hỏi người kỹ sư phải giỏi chuyên môn, chuyên nghiệp và kinh nghiệm mới thực hiện tính toán được. Hãy cùng Zamin Steel tìm hiểu về Bulong Neo, Bulong liên kết. Phương pháp tính toán và đơn vị sản xuất bulong neo giá rẻ chất lượng và uy tín hiện nay.
Hướng dẫn thiết kế liên kết bulong neo móng, bulong liên kết
Thiết kế liên kết bulong neo móng, bulong liên kết luôn là phần khó trong nhà thép tiền chế. Điểm khó ở đây chính là đòi hỏi người có kinh nghiệm và giỏi về cơ kết cấu. Tính toán lực, Moment, Lực cắt, Lực Dọc, Kéo, Nén. Nói chung là khá phức tạp và không phải ai cũng tính toán được tốt.
—>
Bạn quan tâm có thể xem cách dowload các bảng tính ở link sau:
Link file bảng tính: https://zaminsteel.com/chi-tiet-tai-lieu/cac-bang-tinh-toan-ket-cau-file-excel/
Phân loại cấu tạo bulong móng:
Cấu tạo bulong móng thường được phân làm 2 dạng cấu tạo chính đó là. Liên kết chân cột khớp (PIN) và liên kết chân cột dạng ngàm (Fix). Hai dạng liên kết bulong móng này hoàn toàn khác nhau về nguyên lý và khả năng chịu lực. Nào cùng tìm hiểu với mình nhé.
+ Liên kết chân cột khớp: là dạng liên kết cho phép chuyển vị xoay. Nghĩa là ở liên kết này Moment =0 có nghĩa là không có moment ở chân cột. Do đó đối với liên kết khớp có hai thành phần lực tính toán chính đó là. Lực nén P hay N, và lực Cắt V. Khi tính toán chân cột khớp thì bạn chỉ cần xác định 2 thành phần lực này, Trong đó thành phần lực cắt là yếu tố nguy hiểm nhất vì nó gây phá hoại bulong neo.
+ Liên kết chân cột ngàm: Là dạng liên kết ngăn cản 3 thành phần chuyển vị: Chuyển vị ngang, chuyển vị đứng (lên xuống), Chuyển vị xoay. Nó khác với liên kết khớp ở chỗ là ngăn cản chuyển vị xoay. 3 thành phần lực chủ yếu khi tính toán thiết kế liên kết bulong móng đó là. Lực dọc, Lực cắt, và Moment.
Các thiết kế liên kết bulong Neo
Để thiết kế liên kết bulong Neo bạn thực hiện trình tự theo các bước như sau:
Bước 1: Xác định nội lực chân cột sau đó tìm ra tổ hợp gây nội lực bất lợi nhất cho móng. Đó là Lực Dọc lớn nhất, Lực cắt tương ứng, hoặc lực cắt lớn nhất lực dọc tương ứng. Trong trường hợp liên kết ngàm thì phải xác định thêm giá trị của Moment lớn nhất.
Bước 2: Sau khi có được nội lực thì có thể sử dụng file tính bulong Neo đã lập trình sẵn công thức tính toán để kiểm tra và chọn bulong neo có đường kính và cường độ thích hợp. Hoặc bạn có thể sử dụng phần mềm tính toán liên kết Ramconection để tính toán liên kết bulong neo.
Trên đây là những hướng dẫn thiết kế liên kết bulong neo móng sẽ giúp ích cho bạn.
Bulong neo có bao nhiêu loại? Phân loại bulong Neo
Dựa vào cường độ có thể phân loại bulong móng như sau: Cường độ bulong 4.6, 5.6, 6.6. 8.8. 10.9
Trong đó loại cường động dùng thông dụng nhất của Bulong Neo đó là bulong neo có cường độ 4.6 và cường độ 5.6. Đây là hai loại cường độ được sử dụng nhiều và sẵn có trên thị trường. Những loại bulong đòi hỏi cường độ cao
Dựa vào đường kính bulong có thể phân thành các loại như bulong M12, bulong M16, bulong M20, Bulong M24, Bulong M27, Bulong M30. Đây là những loại bulong thông dụng hiện nay.
Bạn quan tâm có thể xem cách dowload các bảng tính ở link sau:
Link file bảng tính: https://zaminsteel.com/chi-tiet-tai-lieu/cac-bang-tinh-toan-ket-cau-file-excel/
**Xem thêm bài viết thiết kế nhà thép tiền chế**
- Thiết kế nhà đẹp
- Công ty thiết kế nhà đẹp
- Thiết kế nhà xưởng
- Thiết kế nhà thép tiền chế
- Thiết kế quán cafe đẹp
- Nhà lắp ghép giá rẻ
- Mẫu nhà lắp ghép đẹp
- Xây Dựng Nhà Xưởng
- Nhà thép tiền chế
- Xây dựng nhà thép tiền chế
- Nhà khung thép tiền chế
- Nhà thép tiền chế tại Đà Nẵng